Top 1 công cụ kiểm tra cải thiện tốc độ website của bạn

Top 1 công cụ kiểm tra cải thiện tốc độ website của bạn

    5 / 5 ( 3 votes )

Nếu như bạn đang sở hữu website, bạn nên biết website bạn đang dùng có tốc độ tải trang (hay load trang) tốt hay không. Một website hoặc blog có tốc độ load tốt sẽ giúp các cỗ máy tìm kiếm như Google, Bing,… tìm thấy thông tin website của bạn nhanh hơn. Do đó việc kiểm tra xem tốc độ load website của đang ở mức độ nào là cần thiết. PageSpeed Insights của Google là công cụ online giúp bạn có thể tự kiểm tra tốc độ website hoặc blog của bạn.

1. Giới thiệu công cụ kiểm tra tốc độ website và hỗ trợ cải thiện tốc độ cho website – PageSpeed Insights của Google (PSI)
PSI báo cáo về hiệu suất của một trang trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn, đồng thời cung cấp các đề xuất về cách cải thiện trang đó cho bạn. Bằng giải pháp phân tích dữ liệu phòng lab (lap data) của Google và dữ liệu thực tế trên website (field data) của bạn. Lap data giúp gỡ lỗi các vấn đề về hiệu suất dựa trên thông tin thu thập phân tích website của bạn, còn field data hữu ích hơn trong việc nắm bắt các trải nghiệm người dùng.

hình 1. Ảnh bảng xếp hạng PSI

2. Ý nghĩa một vài thông số đánh giá trên PageSpeed Insights của Google
Performance score: Là điểm số hiệu xuất chung ở đầu báo cáo như hình bên. Điểm này được xác định bằng cách chạy Lighthouse để thu thập và phân tích lap data của trang. PSI chia làm 3 thang điểm từ 90 – 100 là tốt, 50 – 89 là trung bình có thể cải thiện thêm, 0 – 49 được coi là kém.

Real-World Field Data: Đây là trường dữ liệu thực, khi chúng ta nhập URL trên PSI nó sẽ tra cứu trong tệp dữ liệu người dùng (Chrome User Experience Report (CrUX)). Nếu có PSI sẽ báo cáo thời gian hiển thị nội dung đầu tiên khi click vào web (First Contentful Paint (FCP)), nội dung này có thể là văn bản, hình ảnh (bao gồm cả hình nền).
Kế đến PSI đo quãng thời gian từ khi người dùng nhấp vào trang website đến khi trình duyệt bắt đầu xử lý sự kiện để phản hồi sự tương tác của người dùng (First Input Delay (FID)). PSI báo cáo thời gian hiển thị nội dung sau cùng kể từ khi người dùng click vào web (Largest Contentful Paint (LCP)). Ngoài ra PSI còn phân tích báo cáo nhiều chỉ số dữ liệu khác như CLS,…

Bảng xếp hạng PSI: Là bảng phân tích dựa vào 4 chỉ số chính FCP, FID, LCP, CLS để phân tích và đưa ra số điểm PSI cho tốc độ load website của bạn. (hình 1)

hình 2. Ảnh báo cáo kết quả website wiki.saduca.vn của PSI

3. Cách kiểm tra thứ hạng load website của bạn
Để kiểm tra website của bạn đang xếp thứ hạng nào, bạn thực hiện theo các bước đơn giản sau:
– Truy cập vào website PageSpeed Insights của Google sau đó nhập tên URL website của bạn. ( hình 2).
– Sau đó bạn click phân tích và chờ PSI phân tích xử lý
– Xử lý xong bạn sẽ nhận được báo cáo của PSI

4. Phân tích nguyên nhân để tối ưu website.
Trong kết quả báo cáo của PSI, bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới website hoặc blog load chậm. Tùy vào phân tích và khả năng cải thiện của bạn, các gợi ý trên sẽ giúp website của bạn load tốt hơn (hình 3).

hình 3. Ảnh gợi ý cải thiện tốc độc load website của PSI

Nếu điểm số chưa tốt, hoặc website load chậm còn do rất nhiều nguyên nhân, có thể do web của chúng ta tối ưu hình ảnh, source code, cache, … chưa tốt, hoặc do nhà cung cấp hosting, server, do đường truyền quốc tế ảnh hưởng thời điểm test…Đây là công cụ được nhiều người sử dụng, nhưng theo đánh giá của Wiki.saduca.vn, thì công cụ này dùng để phân tích gợi ý ý những điểm cải thiện cho website, hơn là đánh giá khách quan tốc độ load thực của một website. Nhiều website load nhanh, nhưng điểm đánh giá lại thấp, và ngược lại. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng trình duyệt Google Chrome, có thể xem cách kiểm tra tốc độ website với Google Chrome tại đây.

Bài viết liên quan
Khôi phục mật khẩu đăng nhập window 10 với Hiren’s Boot 15.2 Khay nạp giấy tự động ADF là gì? Các loại khay ADF. BitLocker là gì? Cách dùng BitLocker để bảo vệ dữ liệu người dùng. Ứng dụng xem camera của hãng UNV hiển thị “đường lưỡi bò” Công nghệ Deepfake là gì? Cảnh báo hình thức lừa đảo bằng công nghệ Deepfake hiện nay. Camera Ezviz ngừng hỗ trợ tính năng Onvif Cách gõ VNI trong UniKey