Google Meet hỗ trợ dạy và học online, tạo cuộc họp online

Google Meet hỗ trợ dạy và học online, tạo cuộc họp online

    5 / 5 ( 2 votes )

Google Meet dùng để làm gì? Chỉ cần sở hữu một tài khoản Google, quý thầy cô giáo hoặc người chủ trì cuộc họp có thể tạo ra buổi học, họp online ngay tại nhà, đây được xem là công cụ khá tiện lợi trong việc học, họp online đặc biệt trong thời điểm giãn cách xã hội. Dưới đây chúng tôi gửi đến quý thầy cô và các bạn cách sử dụng Google Meet cùng với nhiều tính năng đi kèm.

Video hướng dẫn cách tạo hoặc tham gia buổi học – họp online trên Google Meet

3 Cách tạo buổi học hoặc cuộc họp online với Google Meet
Trong ứng dụng Google Meet, quý thầy cô và các bạn có thể sử dụng Google Meet theo 3 cách sau:
– Tạo cuộc họp bắt đầu tức thì
– Tạo cuộc họp để sử dụng sau
– Tạo cuộc họp được lặp lại theo lịch biểu
Google Meet cho phép quý thầy cô giáo hoặc người chủ trì cuộc họp tạo buổi học online với nội dung trình bày là nội dung được hiển thị trên màn hình của thành viên chủ trì tạo ra cuộc họp, có thể là video, hình ảnh, slide trình chiếu Powerpoint, pdf,…

1. Cách tạo một buổi học, họp online bắt đầu tức thì trên Google Meet.
Với cách này thì học sinh hoặc những người được mời tham dự cần được thông báo trước thời gian cụ thể cho buổi họp. Và quý thầy cô giáo hoặc người chủ trì cuộc họp sẽ gửi link mời các bạn học sinh tham dự buổi học sau khi tạo buổi học online xong.

Bước 1 đăng nhập vào Google Meet: Đầu tiên quý thầy cô hoặc các bạn đăng nhập vào địa chỉ https://apps.google.com/meet/ bằng tài khoản Gmail, hoặc sau khi đăng nhâp Gmail bạn click chọn =>Các ứng dụng Google => chọn Meet.

Bước 2 Tạo một buổi họp online tức thì: Tiếp theo quý thầy cô hoặc người chủ trì cuộc họp chọn mục “Cuộc họp mới”, trong phần này quý thầy cô hoặc các bạn chọn “Bắt đầu một cuộc họp tức thì.

Lúc này màn hình hiển thị popup hỏi bạn có muốn sử dụng micro và máy ảnh không, nếu muốn sử dụng micro và máy ảnh quý thầy cô nhấn “Cho phép”, hoặc “Chặn” nếu không muốn dùng micro và máy ảnh. Tuy nhiên có thể tắt micro hoặc máy ảnh trong cuộc họp.

Bước 3 mời học viên tham gia: Sau khi cuộc họp được tạo, quý thầy cô hoặc người chủ trì cuộc họp có thể mời học viên, hoặc những ai tham dự cuộc họp bằng cách gửi đường dẫn tới group học viên. Hoặc có thể nhập email gửi học viên, Google Meet sẽ tự tạo nội dung mời học viên tham gia cuộc họp.

2. Cách tham gia buổi học, họp dành cho các học viên
Đối với các học viên, những ai được mời tham gia cuộc họp sẽ nhận được link hoặc email mời tham gia cuộc họp. Đối với link hoặc email mời tham gia cuộc họp sẽ thực hiện tham gia cuộc họp như sau:

  • Học viên được mời tham gia bằng Gmail:
    Chỉ cần thực hiện theo 2 bước sau: Đầu tiên là chọn tham gia cuộc họp trong Gmail, sau đó trình duyệt dẫn tới link tham gia cuộc học, học viên hoặc thành viên tham dự cuộc họp chọn “Tham gia ngay” để dự buổi học hoặc họp online.
  • Đối với link gửi trực tiếp để tham gia cuộc học, các bạn học sinh hoặc thành viên nhận cuộc họp cũng thực hiện tương tự.
  • Một số chức năng trong cuộc họp dành cho các học viên tương tự hình bên dưới như sau:
    – Chức năng 1 ghi âm: Cho phép học viên tắt/mở âm thanh buổi học, hay cuộc học
    – Chức năng 2 hình ảnh: Cho phép học viên tắt/mở hình ảnh camera trong buổi học.
    – Chức năng 3 chia sẻ màn hình: Cho phép học viên chia sẻ màn hình trong buôi học.
    – Chức năng 4 kết thúc: Cho phép học viên kết thúc buổi học hay cuộc họp bất cứ lúc nào.
    – Chức năng 5 nhắn tin: Cho phép học viên nhắn tin trong buổi học, tin nhắn sẽ được xóa sau khi kết thúc buổi học.

3. Một số chức năng trong cuộc họp trên Google Meet dành cho quý thầy cô giáo, thành viên chủ trì cuộc họp.

Trong màn hình của quý thầy cô giáo hoặc thành viên chủ trì sẽ có một số chức năng như hình sau:

Các chức năng trên hình sẽ bao gồm thứ tự các chức năng sau:

– Chức năng 1 ghi âm: Quý thầy cô giáo hoặc thành viên chủ trì có thể tắt/mở âm thanh.
– Chức năng 2 hình ảnh: Quý thầy cô giáo hoặc thành viên chủ trì có thể tắt/mở camera hình ảnh.
– Chức năng 3 : Quý thầy cô giáo hoặc thành viên chủ trì có thể tùy chọn kiểu trình chiếu, màn hình với 3 tùy chọn như hình sau:

– Chức năng 4 tùy chọn: Quý thầy cô giáo hoặc thành viên chủ trì có thể tùy chọn nhiều chức năng như: chế độ full màn hình, thay đổi hình nền, thay đổi bố cục toàn cục, …

– Chức năng 5 kết thúc cuộc họp: Quý thầy cô giáo hoặc thành viên chủ trì có thể click và mục này (5) để kết thúc buổi học, hay cuộc họp bất cứ khi nào.
– Chức năng 6 chi tiết về cuộc họp: Chứa thông tin liên kết của cuộc họp, quý thầy cô giáo hoặc thành viên chủ trì có thể sao chép mã liên kết cuộc họp gửi lại cho các thành viên khác tại mục này.
– Chức năng 7 tùy chỉnh chức năng: Thêm thành viên mới, xóa thành viên bất kỳ ra khỏi cuộc họp, ghim chia sẻ của thành viên bất kỳ vào màn hình chính…

– Chức năng 8 nhắn tin: Cho phép mọi người nhắn tin hoặc không nhắn tin. Tin nhắn chỉ hiển thị với các thành viên trong cuộc họp, sau cuộc họp sẽ bị xóa tự động.
– Chức năng 9 hoạt đông khác: Tính năng chia sẻ bảng trắng, để cùng nhau phát triển ý tưởng, sáng tạo.
Ngoài ra còn có chức năng kiểm soát an toàn cuộc họp cho quý thầy cô giáo, thành viên chủ trì cuộc họp.

Bài viết liên quan
Khôi phục mật khẩu đăng nhập window 10 với Hiren’s Boot 15.2 Khay nạp giấy tự động ADF là gì? Các loại khay ADF. BitLocker là gì? Cách dùng BitLocker để bảo vệ dữ liệu người dùng. Ứng dụng xem camera của hãng UNV hiển thị “đường lưỡi bò” Công nghệ Deepfake là gì? Cảnh báo hình thức lừa đảo bằng công nghệ Deepfake hiện nay. Camera Ezviz ngừng hỗ trợ tính năng Onvif Cách gõ VNI trong UniKey